Cải ngọt & công thức nấu ăn:
Cải ngọt có tên khoa học là Brassica integrifolia, thuộc Họ Cải, thường được trồng để dùng làm rau ăn.
Cải ngọt & sức khỏe
Những loại rau giá sỉ sạch thuộc họ cải rất “lành tính”, bởi nó không chỉ dễ trồng, dễ chăm sóc, dễ chế biến mà còn tốt cho sức khỏe. Không hổ danh là một “thành viên” trong họ cải, rau cải ngọt cũng mang trong mình nhiều giá trị dinh dưỡng.
Trong rau cải ngọt có chứa nhiều chất chất vitamin. Chính vì vậy, loại rau này có tác dụng nâng cao sức đề kháng, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, rau cải còn có tác dụng thanh nhiệt, thải độc tố. Một chén canh rau cải ngọt nấu tôm hay thịt vào mùa hè thì còn gì tuyệt vời hơn?
Cũng như những loại rau khác, cải ngọt có hàm lượng chất xơ, chất nhầy rất lớn. Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, chất nhầy hỗ trợ nhu động ruột, từ đó tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Những người thường xuyên bị táo bón, khó tiêu nên bổ sung cải ngọt vào thực đơn hàng ngày để cải thiện tình trạng sức khỏe.
Những loại rau thuộc họ cải có chứa hàm lượng canxi tương đối lớn. Đây là một dưỡng chất quan trọng giúp cho hệ xương của chúng ta được chắc khỏe, cao lớn mỗi ngày. Bên cạnh canxi, cải ngọt còn cung cấp lượng vitamin K – dưỡng chất cần thiết để cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Theo nghiên cứu, vitamin K sẽ giúp tăng mật độ chất khoáng trong xương, giảm thiểu tình trạng gãy xương ở những người bị bệnh loãng xương. Do đó, các loại rau họ cải nói chung và cải ngọt nói riêng là thực phẩm lý tưởng dành cho những người xương yếu, loãng xương.
Sử dùng hạt cải ngọt kết hợp cùng hành ta. Nghiền hạt cải ngọt thành bột, trộn cùng hanh củ, đắp vào vùng có mụn. Thực hiện 1 lần/ngày, kiên trì để đạt hiệu quả.
Những người không nên ăn cải ngọt
Cải ngọt rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, đối với một số người, loại rau này lại giống như tác nhân khiến cho tình trạng bệnh chuyển biến sau. Vì vậy, nếu bạn mắc một trong những chứng bệnh sau thì không nên ăn rau cải ngọt.
Căn bệnh này thường dẫn đến tình trạng chướng hơi, đầy bụng. Nếu ăn nhiều cải ngọt sẽ sinh khí nhiều, gây ra tình trạng đau bụng. Đặc biệt là khi ăn rau cải sống.
Nên tránh các thực phẩm chứa axit oxalic bởi chất này ảnh hưởng tới sự hấp thu kẽm và canxi. Trong khi đó, rau cải ngọt cũng là loại rau có hàm lượng oxalate cao.
Hạn chế ăn để trạn gây kích thích lên vùng bị viêm loét.